Tìm hiểu về các loại móng nhà chính | Móng nào phù hợp khi xây nhà

Tìm hiểu về các loại móng nhà chính | Móng nào phù hợp khi xây nhà

Giữa đa dạng các loại móng nhà trên thị trường hiện nay, việc lựa chọn loại móng nhà phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất khi thi công xây dựng. Móng nhà không chỉ đóng vai trò là nền tảng cho một ngôi nhà vững chắc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn và tuổi thọ của công trình nhà ở.

Trong bài viết này, hãy cùng Tipu Việt Nam tìm hiểu về một số loại móng nhà thường được sử dụng phổ biến trong xây dựng, cũng như đặc tính của từng loại để bạn có thể đưa ra phương án tối ưu nhất cho ngôi nhà của mình.

1. Móng nhà là gì? Vai trò của móng nhà trong thi công xây dựng

Móng nhà, hay còn gọi là móng nền, là phần kết cấu kỹ thuật quan trọng nằm ở dưới cùng của mỗi công trình xây dựng. Chức năng chính của móng nhà là chịu tải trọng, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho toàn bộ công trình. Nó đóng vai trò nền tảng, giúp ngôi nhà đứng vững trước các tác động của trọng lực và môi trường.

Thành phần cấu tạo của các loại móng nhà được gia cố và thi công dưới mặt đất, trực tiếp chịu toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà và các tác động từ điều kiện địa chất như độ ẩm, độ cứng của nền đất, độ sụt lún của nền móng tại khu vực xây dựng. 

Móng nhà
Móng nhà là phần kết cấu kỹ thuật quan trọng nằm ở dưới cùng của mỗi công trình xây dựng

Được xem như yếu tố cốt lõi của công trình, các loại móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng như sau:

  • Chịu tải trọng của công trình: Móng nhà được xem là “điểm tựa” giúp cho ngôi nhà có thể đứng vững. Toàn bộ phần móng cần phải có khả năng chống đỡ toàn bộ trọng lượng của kết cấu ngôi nhà, bao gồm trọng lượng của tường, cột, dầm, sàn, mái, người ở và các trang thiết bị nội thất.
  • Tạo sự ổn định cho nền móng: Móng nhà phải đảm bảo giữ vững cho phần nền không bị nghiêng hay bị chuyển vị dưới tác động của tải trọng, giúp tránh hiện tượng sụt lún và gãy nứt làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
  • Chống thấm nước, chống rò rỉ: Móng nhà cần được thiết kế và thi công thật cẩn thận để chống tình trạng thấm nước và ngăn không cho mạch nước ngầm, nước mưa rò rỉ vào bên trong nhà, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và nội thất bên trong.
  • Chịu được tác động từ bên ngoài: Móng nhà cần phải đảm bảo chịu được các tác động ngoại vi liên quan tới thời tiết, thiên tai như mưa gió, động đất, lũ lụt, sạt lở đất,… nhằm đảm bảo độ bền vững và an toàn cho ngôi nhà.
  • Liên kết với kết cấu nhà: Móng nhà là nền tảng để xây dựng lên toàn bộ kết cấu của công trình nhà ở, vậy nên cần được thiết kế và thi công thật kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa phần móng với phần thân nhà ở phía trên.

Tùy thuộc vào từng điều kiện địa chất, diện tích, quy mô và trọng lượng của ngôi nhà mà các kỹ sư sẽ chọn các loại móng nhà sao cho phù hợp, nhằm đảm bảo sự an toàn và độ bền vững cho toàn bộ công trình.

2. Cấu tạo của móng nhà

Cấu tạo của móng nhà bao gồm ba thành phần chính: tường móng, gối móng và đệm móng, mỗi thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và bảo vệ nền móng của công trình xây dựng.

Cấu tạo móng nhà
Cấu tạo của móng nhà bao gồm ba thành phần chính: tường móng, gối móng và đệm móng
  • Tường móng là thành phần nằm dưới chân tường nhà, có chức năng chuyển tải trọng lực từ trên xuống và chống lại lực đẩy ngang của đất và nước ngầm. Thường được thiết kế dày hơn và nhô ra so với tường nhà để đảm bảo tính chắc chắn và bề thế của công trình. Tường móng cũng giúp điều chỉnh sai số trong quá trình thi công, cũng như bảo vệ nền móng khỏi các yếu tố bên ngoài.
  • Gối móng là bộ phận chịu lực chính của móng, thường được cấu tạo với tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp để giảm áp lực truyền tải xuống nền đất. Phần đế của gối móng thường rộng hơn so với phần tiếp xúc với móng để phân bổ áp lực một cách đồng đều, bảo vệ móng và nền đất khỏi tổn thương do cường độ lực tác động.
  • Đệm móng là lớp vật liệu nằm ngay dưới móng, có tác dụng làm phẳng mặt đáy móng và phân bổ áp lực từ móng xuống nền đất. Thường được làm từ bê tông gạch vỡ hoặc đá mác với độ dày phù hợp, từ 10 đến 15 cm, để đảm bảo tính ổn định và bền vững của móng.

Các thành phần này không chỉ đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho công trình xây dựng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự ổn định của nền móng trong suốt quá trình sử dụng.

3. Các loại móng nhà thông dụng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay, các loại móng nhà trong thi công nhà ở có rất nhiều mẫu mã và phân loại. Trong đó, 4 loại móng: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc là các loại móng nhà phổ biến và thông dụng nhất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của từng loại móng:

3.1 Móng đơn

Móng đơn
Móng đơn giúp nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, làm tăng khả năng chịu lực và tải trọng.

Móng đơn là loại móng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, thích hợp với các công trình có tải trọng nhẹ đến trung bình. Nó được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có kích thước và độ sâu phù hợp với tính chất của nền đất. Loại móng này có chi phí thấp, dễ dàng thi công và thường được sử dụng cho các loại nhà ở, nhà phố và biệt thự.

  • Đặc điểm: Nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, làm tăng khả năng chịu lực và tải trọng. 
  • Ưu điểm: Chi phí thấp và thời gian thi công ngắn. 
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng để thi công chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.

3.2 Móng băng

Móng băng là một trong các loại móng nhà thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn hoặc những công trình có đất nền yếu. Loại móng này có độ dài lớn, được đổ bê tông cốt thép liên tục dưới toàn bộ công trình, giúp ổn định và phân bổ đều tải trọng của công trình, thích hợp cho các công trình nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình công nghiệp,…

Cấu tạo móng băng 1 phương
Cấu tạo móng băng 1 phương
móng băng 2 phương
Cấu tạo móng băng 2 phương
  • Đặc điểm: Có kết cấu là một dải dài độc lập hoặc liên kết với nhau theo hình chữ thập, chạy theo chân thường hoặc có sự giao cắt ở các hàng cột.
  • Ưu điểm: Làm giảm áp lực đáy móng.
  • Ứng dụng: Kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, có độ lún đồng đều.

3.3 Móng bè

Móng bè được thiết kế và gia cố thành một tấm bê tông cốt thép được đặt dưới toàn bộ công trình, thường được sử dụng khi xây dựng chung cư, tòa nhà văn phòng,… Loại móng này phù hợp với những công trình được xây dựng trên nền đất yếu, có vai trò phân bổ đồng đều tải trọng, tránh hiện tượng nghiêng lệch và sụt lún của công trình nhà ở.

Cấu tạo móng bè
Cấu tạo móng bè
  • Đặc điểm: Là loại móng nông và có sức chống chịu khá yếu, đóng vai trò phân bổ đồng đều tải trọng lên nền đất để làm giảm sức nặng.
  • Ưu điểm: Tránh hiện tượng sụt lún đất không đồng đều.
  • Ứng dụng: Dùng để xây nhà có tầng hầm, nhà kho, bồn chứa nước, bể vệ sinh,…

3.4 Móng cọc 

Đây là loại móng nhà được đặt trên các cọc khoan nhồi hoặc cọc đóng, thích hợp thi công xây dựng trên nền đất yếu, ẩm và nền nhũn nước. Các cọc sẽ truyền tải trọng xuống lớp đất chắc chắn bên dưới, giúp tăng độ ổn định và khả năng chịu tải của công trình. Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình lớn, nhà cao tầng, cầu đường,…

Cấu tạo móng cọc
Cấu tạo móng cọc
  • Đặc điểm: Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, tốn nhiều thời gian thi công.
  • Ưu điểm: Là loại móng chắc chắn nhất trong các loại móng nhà.
  • Ứng dụng: Sử dụng cho các công trình được xây trên nền đất yếu.

Trước khi tiến hành xây nhà, đơn vị thầu cần tiến hành khảo sát địa chất, xem xét loại đất nền, mức độ sụt lún, khả năng chịu lực của đất nền,… để tư vấn cho gia chủ lựa chọn các loại móng nhà phù hợp với tính chất của công trình.

4. Kinh nghiệm chọn móng nhà

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây dựng. Nó đóng vai trò chịu tải trọng của toàn bộ công trình, giúp đảm bảo ngôi nhà có thể đứng vững trước sức ép của trọng lực từ các tầng lầu và khối lượng của toàn bộ công trình. Tùy thuộc vào tải trọng và chiều cao của công trình, cần lựa chọn loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự, phần nền móng thường không quá phức tạp, trừ khi công trình nằm trên khu đất có nền đất yếu.

Thi công móng nhà
Tùy thuộc vào tải trọng và chiều cao của công trình, cần lựa chọn loại móng phù hợp và an toàn

Để trả lời câu hỏi nên xây móng nhà loại nào tốt và phù hợp, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Tải trọng công trình lên móng nhà: Tải trọng công trình là tổ hợp của nhiều tác động như trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất, và các tải trọng khác như con người, động đất. Đây là yếu tố rất quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn móng nhà. Ví dụ, nhà càng nhiều tầng thì tải trọng càng lớn, hoặc nhà kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tải trọng lớn hơn nhà tiền chế.
  • Đặc điểm đất nền: Nền đất có thể là đất sét, cát, đất rời, và mỗi loại đất có những đặc tính khác nhau như đất cứng hoặc đất yếu. Để chọn được móng nhà phù hợp, nhà thầu thi công thường phải khảo sát địa chất để tìm hiểu đặc điểm lớp đất nền, mực nước ngầm, loại đất, và khả năng chịu tải của nó.
  • Kết cấu móng nhà của công trình lân cận: Bạn có thể tham khảo các công trình lân cận để lựa chọn giải pháp thi công móng phù hợp. Thường thì các công trình trong cùng một khu vực sẽ không có quá nhiều sự khác biệt về điều kiện địa chất, do đó, việc tham khảo các công trình này có thể mang lại thông tin hữu ích cho việc lựa chọn móng nhà của bạn.

Việc chọn đúng loại móng sẽ giúp công trình của bạn trở nên bền vững và an toàn hơn, tránh được các vấn đề về sụt lún hay nứt vỡ sau này.

5. Đơn vị xây nhà trọn gói uy tín có giá TỐT NHẤT thị trường

cac-loai-mong-nha
Công ty Thiết kế – Xây dựng Tipu Việt Nam

Nếu bạn đang tìm kiếm và lựa chọn công ty xây dựng cho kế hoạch xây nhà thì Tipu Việt Nam chính là một trong những đơn vị uy tín với chất lượng hàng đầu TPHCM. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, sở hữu kỹ thuật tay nghề cao và hơn 25 năm thâm niên trên thị trường, chúng tôi cam kết đáp ứng sự hài lòng tối đa, mang đến cho quý khách hàng những công trình kiệt tác và không gian sống đầy lý tưởng.

Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Tipu Việt Nam cung cấp giải pháp thiết kế và thi công toàn diện cho ngôi nhà của bạn với mức đơn giá tốt nhất thị trường hiện nay, dao động từ 3.800.000 VNĐ/m2 đến 4.300.000 VNĐ/m2 tùy vào hạng mục mà bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, khi lựa chọn dịch vụ trọn gói này còn bao gồm ưu đãi GIẢM 50% phí thiết kế với những cam kết như sau:

  • Miễn phí tư vấn
  • Miễn phí báo giá
  • Bảo hành trọn đời
  • Cam kết tiến độ
  • Đội ngũ giàu kinh nghiệm
  • Nhân công tay nghề cao
  • Quy trình chuyên nghiệp
  • Vật tư chất lượng
  • Báo giá minh bạch
  • Chất lượng đảm bảo
  • Hậu mãi hấp dẫn
cac-loai-mong-nha
Xây nhà trọn gói

Về quy trình tư vấn và làm việc, Tipu Việt Nam đảm bảo tuyệt đối tính minh bạch, rõ ràng, bài bản và chuyên nghiệp trong suốt quá trình phục vụ và đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng với 8 bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Trao đổi & tư vấn cho khách hàng
  • Bước 2: Khảo sát hiện trạng
  • Bước 3: Thiết kế mặt bằng 2D
  • Bước 4: Báo giá chi tiết
  • Bước 5: Thống nhất phương án & ký hợp đồng
  • Bước 6: Triển khai bản vẽ nội thất – ngoại thất 3D 
  • Bước 7: Thi công xây dựng
  • Bước 8: Nghiệm thu & thanh toán hợp đồng

Tipu Việt Nam sẽ là người bạn đồng hành trong hành trình kiến tạo nên một ngôi nhà lý tưởng và giúp bạn hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế mong ước, cam kết mang đến cho bạn một không gian sống đẹp mắt, hiện đại và tiện nghi. Để được tư vấn và báo giá chi tiết, hãy liên hệ qua số Hotline: 0944 277 488 – chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo chi tiết về dịch vụ xây nhà trọn gói tại bài viết sau đây:

Mọi người có thể tìm hiểu tổng quan các công đoạn tiếp theo qua những bài viết sau:

Vừa rồi Tipu Việt Nam đã cùng bạn tìm hiểu về các loại móng nhà được thông dụng nhất hiện nay và chi tiết quy trình thi công ép cọc móng nhà. Nếu bạn đang có nhu cầu xây nhà và cần được tư vấn báo giá, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0944 277 488 hoặc Fanpage: Tipu House để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng!

Rate this post