Hướng dẫn kỹ thuật tô trát nhà hiệu quả và đạt chuẩn

ky-thuat-to-trat-nha

Tô trát là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng hoàn thiện một công trình nhà ở. Kỹ thuật tô trát nhà không chỉ giúp tạo nên một bề mặt phẳng nhẵn mà còn là nền tảng để hoàn thiện các công đoạn tiếp theo như sơn, ốp lát,… Vì vậy, nắm vững các bước tô trát đúng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để có được một ngôi nhà đẹp hoàn hảo.

Trong bài viết này, Tipu Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn quy trình tô trát nhà đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn từ việc chuẩn bị vật liệu, công cụ cho đến các bước thực hiện một cách chi tiết nhất.

Tô trát nhà là gì? Tầm quan trọng của kỹ thuật tô trát nhà

Tô trát là một kỹ thuật xây dựng giúp tạo nên một lớp vữa phủ đều và phẳng nhẵn trên bề mặt tường nhà, trần nhà, cột nhà, giàn nhà,… đồng thời cũng là một bước để gia cố và chuẩn bị cho các công đoạn hoàn thiện tiếp theo như sơn và ốp lát. Vữa tô thường được làm từ xi măng, cát và nước, đôi khi có thể pha trộn thêm một số vật liệu phụ khác.

ky-thuat-to-trat-nha
Tầm quan trọng của quy trình tô trát tường nhà

Kỹ thuật tô trát nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà. Trước hết, lớp tô trát giúp san phẳng và làm đều bề mặt tường, trần, cột,… Đây là điều kiện tiên quyết để các công đoạn tiếp theo như sơn, dán giấy, ốp lát,… được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và đẹp mắt.

ky-thuat-to-trat-nha
Cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật tô trát nhà

Ngoài ra, lớp tô trát còn có khả năng chống thấm, chống ẩm mốc và cũng giúp cho các bề mặt của ngôi nhà được bảo vệ khỏi những tác động của thời tiết. Hơn nữa, một lớp tô trát được hoàn thiện đẹp mắt cũng làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian kiến trúc. Vì vậy, nắm vững kỹ thuật tô trát nhà là điều vô cùng quan trọng đối với mọi công trình xây dựng.

Quy trình tô trát nhà chi tiết, đúng kỹ thuật

Áp dụng kỹ thuật tô trát nhà vào đúng quy trình thực hiện từ công tác chuẩn bị cho đến khi hoàn thành sẽ giúp công trình đảm bảo về cả mặt chức năng và thẩm mỹ. Dưới đây là chi tiết 4 bước thực hiện của quy trình tô trát mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt để tô trát

Đầu tiên, có một số công đoạn chuẩn bị cần được thực hiện trước khi tiến hành tô trát:

  • Kiểm tra cẩn thận bề mặt tường, xác định xem bề mặt có bị gồ ghề hay không.
  • Loại bỏ những chi tiết bê tông dư thừa để bề mặt được bằng phẳng tương đối.
  • Vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ mọi chất bẩn, rêu phong bám dính trên bề mặt.

Sau đó, thợ xây cần đóng lưới mắt cáo ở các khu vực tường gạch giáp với đà bê tông, cột bê tông, các góc cửa và những vị trí có ống dẫn điện âm tường. Đây là bước thực hiện giúp đảm bảo quy trình tuân thủ đúng theo kỹ thuật tô trát nhà.

ky-thuat-to-trat-nha
Đóng lưới mắt cáo để chuẩn bị trát tường

Bước cuối cùng trong công đoạn chuẩn bị là để bề mặt tường “nghỉ” khoảng 24 tiếng rồi mới tiến hành tô trát. Nếu bề mặt quá khô, bạn có thể tưới nước với một lượng vừa đủ để tạo độ ẩm, tránh tưới quá nhiều vì sẽ gây khó khăn trong quá trình thi công.

Bước 2: Ghém tường

Để có được bề mặt phẳng nhẵn đẹp mắt, thợ xây cần phải áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật tô trát nhà phù hợp. Trước tiên, sử dụng dây dọi hoặc máy tia laser để kiểm tra độ phẳng của tường nhằm xác định những vị trí cần được điều chỉnh, gia cố.

ky-thuat-to-trat-nha
Công đoạn ghém tường

Tiếp theo là bước sử dụng hồ dầu và gạch bể để ghém tường để tạo nên bề mặt phẳng nhẵn hoàn hảo. Trong quá trình ghém tường này, cần đặc biệt lưu ý khi ghém ở 4 góc tường sao cho vuông vức, đảm bảo không bị lệch hay méo mó.

Sau khi hoàn tất công đoạn ghém tường một cách cẩn thận, chúng ta sẽ có được bề mặt bằng phẳng và sẵn sàng cho các công đoạn tiếp theo.

Bước 3: Sàng lọc vật liệu và trộn vữa

Theo kỹ thuật tô trát nhà, thợ xây cần hết sức cẩn trọng trong việc chuẩn bị vật liệu trộn vữa. Trước hết, cát phải được sàng lọc kỹ càng bằng lưới sàng có kích thước 1.5mmx1.5mm để loại bỏ hết tạp chất và đảm bảo chất lượng của vữa.

ky-thuat-to-trat-nha
Trộn vữa tô trát tường

Quá trình trộn vữa cần được thực hiện chuẩn xác theo tỷ lệ: 1 bao xi măng trộn với 10 thùng cát dung tích 18 lít. Đây là công đoạn rất quan trọng nên buộc phải được thực hiện bằng máy trộn chuyên dụng, tuyệt đối không trộn thủ công.

Hồ vữa sau khi trộn xong sẽ được đựng vào máng để tránh tình trạng mất nước, đảm bảo tính đồng nhất và độ dẻo của vữa trước khi sử dụng. Công đoạn chuẩn bị và trộn vữa đóng một vai trò then chốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tô trát công trình.

Bước 4: Tô trát nhà

Để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật tô trát nhà, thợ xây cần phải chú ý từng khâu của quy trình thi công, cụ thể như sau:

  • Cần quét một lớp hồ dầu lên các bề mặt như đà, cột bê tông và mối nối giữa tường cũ và tường mới nhằm giúp tăng độ bám dính và tránh hiện tượng bong tróc.
  • Lớp tô trát phải đạt độ dày tiêu chuẩn từ 10-15mm. Nếu bề mặt cần tô lớp dày thì hãy chia thành nhiều lớp mỏng và tiến hành tô từng lớp, đợi lớp trước khô rồi tiếp tục tô đến lớp sau.
  • Sau khi trát xong, hãy dùng thước nhôm để cán cho bề mặt phẳng đều theo các mảng ghém. Khi tường đã khô ráo và se lại, dùng máy xoa tường trát vữa để hoàn thiện bề mặt, giúp chống nứt nẻ và đạt độ phẳng mịn tối đa.
  • Bước quan trọng cuối cùng chính là công tác bảo dưỡng công trình. Các bề mặt sau khi hoàn tất tô trát vẫn cần được tưới nước liên tục trong 2-3 ngày, đặc biệt trong thời tiết khô, có nhiệt độ cao để tránh tình trạng nứt tường.
ky-thuat-to-trat-nha
Tưới nước cho tường nhà được tô trát

Quy trình được thực hiện cẩn thận từng bước, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và kỹ thuật tô trát nhà là điều kiện tiên quyết để có được bề mặt phẳng nhẵn đẹp mắt, tạo sự thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo trong quá trình hoàn thiện công trình nhà ở.

Tô trát nhà không đúng kỹ thuật có nghiêm trọng không?

Hiện nay, nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình nhà ở dân dụng như nhà cấp 4, nhà phố,… không thực sự quá chú tâm đến chất lượng tô trát tường và các bề mặt của ngôi nhà. Việc lơ là, không tuân thủ đúng quy trình và kỹ thuật tô trát nhà sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

ky-thuat-to-trat-nha
Tường xuất hiện vết nứt

Trước hết, tường nhà sẽ xuất hiện các vết nứt như nứt xé, nứt chân chim hoặc nứt lan theo ống dẫn điện âm tường. Ngoài ra, tường còn có thể bị nứt dọc theo các đà và cột bê tông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của công trình nhà ở.

Không chỉ vậy, việc không tuân thủ đúng kỹ thuật tô trát nhà khi thi công cũng khiến cho tường nhà không đảm bảo được độ phẳng, làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà. Trong trường hợp đáng lo ngại hơn, tường còn có thể bị thấm nước mưa từ bên ngoài, khiến cho tổng thể cấu trúc của ngôi nhà bị hư hỏng nặng nề.

ky-thuat-to-trat-nha
Tường nhà thấm nước mưa

Tóm lại, những sai sót trong công tác tô trát tường không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sự an toàn và bền vững của toàn bộ công trình. Vì vậy, ngay từ những bước đầu tiên của công đoạn này, hãy tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật tô trát nhà nhằm đảm bảo công trình được xây dựng chắc chắn và đạt chuẩn.

Xem thêm: 7 điều quan trọng cần lưu ý khi làm móng nhà

Một số lưu ý khi thi công trát tường

Khi thi công, cần lưu ý và tuân thủ các kỹ thuật tô trát nhà sau đây:

  • Theo tiêu chuẩn, độ dày của phần trát không nên vượt quá 12mm. 
  • Đối với các công trình yêu cầu chất lượng cao hơn, độ dày của phần trát có thể lên đến 15mm và tuyệt đối không được vượt quá giới hạn này.
  • Quy trình thi công cần được thực hiện theo từng lớp vữa mỏng nhằm đảm bảo rằng mỗi lớp đều khô ráo trước khi trát lớp tiếp theo. 
  • Sử dụng thước cán phẳng để trát vữa từ dưới lên, những vị trí lõm sẽ cần dùng bàn xoa để trát và cán lại.
  • Độ dày của mỗi lớp trát tối đa là 8mm. Trong trường hợp sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp, độ dày khuyến nghị cho mỗi lớp trát sẽ nằm trong khoảng từ 5mm đến 8mm.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về độ dày của lớp vữa để đảm bảo chất lượng và tránh các vấn đề phát sinh về sau như nứt nẻ, thấm nước, bong tróc,…
ky-thuat-to-trat-nha
Lưu ý khi thi công trát tường

Xây nhà trọn gói Tipu Việt Nam – Giải pháp xây nhà toàn diện

Tipu Việt Nam là một trong những đơn vị có uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp giải pháp xây nhà trọn gói chuyên nghiệp đến khách hàng. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư và nhân công lành nghề, chúng tôi mang đến cho khách hàng giải pháp xây nhà từ A đến Z, toàn diện từ khâu thiết kế cho đến thi công và hoàn thiện.

ky-thuat-to-trat-nha
Tipu Việt Nam – Đơn vị xây nhà trọn gói uy tín

Quy trình thiết kế – thi công nhà phố trọn gói của Tipu Việt Nam bao gồm 8 bước cụ thể và chuyên nghiệp như sau:

  • Bước 1: Tư vấn & trao đổi với khách hàng
  • Bước 2: Khảo sát hiện trạng
  • Bước 3: Triển khai bản vẽ 2D
  • Bước 4: Báo giá chi tiết
  • Bước 5: Ký hợp đồng thiết kế – thi công trọn gói
  • Bước 6: Triển khai bản vẽ kiến trúc – nội thất 3D
  • Bước 7: Thi công xây dựng
  • Bước 8: Nghiệm thu, bàn giao & thanh toán hợp đồng

Với dịch vụ xây nhà trọn gói của Tipu Việt Nam, khách hàng sẽ hưởng trọn vẹn các tiện ích như tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí, GIẢM 50% phí thiết kế, đảm bảo chất lượng và giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công xây dựng. Đây chính là một giải pháp xây nhà lý tưởng dành cho những gia chủ mong muốn xây dựng ngôi nhà mơ ước.

ky-thuat-to-trat-nha
Tipu Việt Nam – Hình ảnh thực tế dự án xây nhà phố Bình Tân

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xây nhà và cần được tư vấn báo giá chi tiết, hãy liên hệ ngay đến Tipu Việt Nam qua số Hotline: 0944 277 488 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, quý khách có thể tìm hiểu thêm về toàn bộ quy trình thi công nhà phố và bảng đơn giá chi tiết từng hạng mục trong bài viết dưới đây:

Xây nhà trọn gói – Giải pháp xây nhà toàn diện từ A đến Z

Qua bài viết này, Tipu Việt Nam đã cung cấp tất tần tật về kỹ thuật tô trát nhà cùng với quy trình thực hiện chi tiết, hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý khách hàng. Ngoài ra, nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ thiết kế – thi công xây dựng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp chi tiết: 0944 277 488.

Rate this post